Mặc dù đã nghe qua rất nhiều nhưng ít ai biết được
trạm thu phí BOT là gì? Hay những thông tin xoay quanh về BOT. Trong
bài viết này, hãy cùng
Cho Thuê Xe Thảo My tìm hiểu ngay.
Tìm hiểu trạm thu phí BOT là gì?BOT là từ viết tắt từ cụm Build Operate Transfer được hiểu là mô hình thu phí trong xây dựng, quản lý cơ sở hạ tầng giao thông. Xây dựng BOT là hợp đồng giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước để xây dựng công trình hạ tầng phục vụ cho giao thông. Khi công trình hoàn thành thì nhà đầu tư sẽ có thời gian nhất định kinh doanh. Khi hết hạn thì giao lại cho nhà nước quản lý.
Trạm BOT xuất hiện để thu phí đường bộ nhằm mục đích chi trả, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các tuyến đường. Từ đó, nhà đầu tư có thể hoàn vốn và thu về lợi nhuận. Mỗi loại phương tiện sẽ đóng khoản phí nhất định khi qua các tuyến đường này.
Những điều cần biết khi lưu thông qua trạm BOTĐể không bị phạt thì tài xế cần chú ý những điều sau khi qua trạm BOT.
- Nếu tài xế không dán thẻ thu phí mà vẫn đi vào làn tự động thì sẽ bị phạt. Bên cạnh phạt tiền thì còn bị tước giấy phép lái xe lên đến 3 tháng theo quy định.
- Có thể đăng ký dán thẻ thu phí không dừng tại trạm thu phí, trạm đăng kiểm hoặc thông qua thẻ định danh bằng hình thức online.
- Không phải loại xe nào cũng sẽ mất phí, một số xe được ưu tiên miễn phí hư cứu thương, chữa cháy,...
- Nạp đủ tiền cho tài khoản thu phí: Nếu dán thẻ ETC thì chưa đủ điều kiện để lưu thông trên cao tốc thu phí tự động nên cần phải nạp tiền và tài khoản. Khách hàng có thể nạp tiền tại các địa cung cấp dịch vụ dán thẻ ETC hoặc thông qua ứng dụng, website hoặc ví điện tử. Nếu đã đăng ký dán thẻ nhưng khi đi qua làn ETC, tài khoản không đủ vẫn bị phát như bình thường.
Những hình thức thu phí tại BOTHiện tại, trạm BOT có hai hình thức thu phí là một dừng và tự động không dừng.
Thu phí MTC một dừngĐây là hình thức thủ công khá quen thuộc với các tài xế. Hình thức này, phương tiện sẽ phải dừng ở trạm để mua vé và trả phí sử dụng đường bộ. Sau khi hoàn tất thì sẽ được tiếp tục lưu thông trên đường.
MTC hoạt động dựa trên ấn chỉ mã vạch cùng hậu kiểm thông minh. Bên cạnh đó, hệ thống sẽ nhận dạng xe tự động nhưng dùng vé giấy, tiền mặt và hóa đơn.
Trạm thu tự động không dừng ETCHình thức này tự động qua hệ thống điện tử được đặt ở làn thu phí. Phương tiện không cần phải dừng đổ để trả phí mất thời gian. Các xe sẽ được nhận dạng bằng hệ thống tự động, sử dụng hóa đơn điện tử và trừ tiền từ tài khoản giao thông.
>> Xem thêm:
-
CHO THUÊ XE 16 CHỖ ĐỜI MỚI-
CHO THUÊ XE DU LỊCH 29 CHỖ TẠI TPHCMMức phí mà các xe phải đóng khi qua trạm BOT- Các xe như ô tô, máy kéo, rơ moóc khi qua trạm BOT đều phải đóng phí. Mức phí này sẽ dao động từ khoảng 15.000 đến 200.000 VNĐ tùy phương tiện.
- Đối với xe 12 ghế ngồi có tải trọng dưới 2 tấn thì đóng khoảng 15.000 đến 52.000 mỗi lượt
- Những loại xe buýt vận tải khách thì đóng từ 15.000 - 52.000 mỗi lượt
Xe có 12 ghế - 30 ghết hay tải trọng từ 2 đến 4 tấn thì đóng mức cao hơn khoảng 20.000 đến 70.000 mỗi lượt.
- Xe có 32 ghế ngồi trở lên hay tải trọng từ 4 - 10 tấn thì đóng mức 25.000 đến 87.000 mỗi lượt.
- Xe chở hàng container 20 feet thì đóng từ 40.000 đến 140.000 mỗi lượt.
- Xe chở hàng container 40 feet hay tải trọng từ 18 tấn thì sẽ đóng tối đa 200.000 mỗi lượt.
- Đối với các loại xe đường dài Bắc Nam thì có thể chọn cách mua vé trọn gói để tiết kiệm chi phí. Mức giá vé dao động từ 865.000 đến 4.540.000 tùy theo phương tiện.
Những thông tin chia sẻ trên đã phần nào giúp bạn biết được trạm thu phí BOT là gì. Đồng thời, bạn sẽ biết thêm về các mức phí để có thể chuẩn bị đầy đủ khi lưu thông trên các tuyến đường.